Cấu trúc Khổng_phủ

Các cấu trúc chính được bố trí theo trục từ nam tới bắc là:

  • Cổng chính (Đại môn Khổng phủ): nổi bật với bảng hiệu "Thánh phủ".
  • Sân trung tâm: Nằm ở phía đông và phía tây của các tòa nhà hành chính cũ là nơi dẫn ra các phòng chức năng bố trí theo "Tam tỉnh lục bộ" bao gồm khu vực thờ cúng tổ tiên, phòng đóng dấu, âm nhạc, lưu trữ văn thư, địa tô và cúng tế thần linh.[4]\
  • Cổng đôi (Trùng quang môn): Nằm ở phía bắc của sân trung tâm, cổng đôi được xây dựng vào năm 1503 và chỉ mở trong các nghi lễ cao cấp hay có sự viếng thăm của hoàng đế và tiếp nhận các sắc lệnh của quốc gia.[4][5] Cấu trúc này rộng 6,24 mét, dày 2,03 mét và cao 5,95 mét. Nó còn được gọi là Nghi môn (仪门) hay Tái môn (塞门).
Trùng quang môn.
  • Đại lễ đường hay Hội trường thứ nhất (Đại đường): Là nơi dành riêng cho loan báo sắc lệnh hoàng gia.
  • Hội trường thứ hai: Được sử dụng để tiếp đón các quan chức cấp cao cũng như các sự kiện âm nhạc và nghi thức hoàng gia. Tại đây có 7 bút tích của các hoàng đế, trong đó có một chữ "thọ" của Từ Hi Thái hậu.[5]
  • Hội trường thứ ba: Được sử dụng như một phòng trà.
Đường dẫn nước sinh hoạt dẫn vào các phòng bên trong khu nhà ở.
  • Cổng trong (Nội trạch môn): Được xây dựng từ thời nhà Minh, nó rộng 11,8 mét, dày 6,1 mét và cao 6,5 mét. Trong thời gian gia tộc họ Khổng lưu trú, nó được bảo vệ nghiêm ngặt, hạn chế sự tiếp cận tới các khu nhà ở của dinh thự trừ một số người và một số hầu gái. Việc xâm phạm bất hợp pháp vào trong khu ở có thể dẫn tới cái chết. Nước uống được đưa qua một cái rãnh trong tường.
  • Tiền thượng phòng: Là một cấu trúc được sử dụng để tiếp đón người thân, chiêu đãi, hôn nhân, tang lễ.
  • Tiền đường lâu: Được xây dựng lại dưới thời nhà Thanh sau khi cấu trúc cũ bị thiêu rụi trong trận hỏa hoạn 1886, đây là nơi chứa các phòng riêng của vợ và các phu nhân của Diễn Thánh Công.
  • Hậu đường lâu: Được xây dựng dưới thời hoàng đế Gia Khánh, nó có không gian rộng 3.900 mét vuông bao gồm các phòng riêng của Diễn Thánh Công. Người cuối cùng sống tại đây chính là Khổng Đức Thành.
  • Hậu ngũ gian: Là nơi ở cho những người hầu gái dưới triều đại nhà Thanh.
  • Hậu hoa viên: Còn được gọi là Thiết Sơn viên, khu vườn được bổ sung trong năm 1503 trong quá trình tu sửa. Đáng chú ý nhất của khu vườn là Hoa sảnh (花厅), một cấu trúc lớn ở phía bắc khu vườn.